Thảm họa tự nhiên và con người Nhật Bản

Lược dịch bài viết của nhà sử học Alexander N. MESHCHERYAKOV

Động đất ít được nhắc đến trong điển tích

Nhật Bản đứng ở vị trí hàng đầu trong các quốc gia thường xảy ra địa chấn. Nếu lần theo dòng lịch sử, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều ghi chép về động đất. Nhưng trong văn học cổ điển Nhật Bản, chỉ có rất ít những ghi chép liên quan được tìm thấy. Có hai nguyên nhân chủ yếu lý giải cho sự kì lạ này.

Continue reading →

Điều gì đang cản trở các lãnh đạo nữ giới, và đôi dòng suy nghĩ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.

Báo Nikkei 8/3/2021

Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ. Năm 1904, cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử của phụ nữ tại New York Mỹ đã trở thành tiền đề cho ngày này. Tại Nhật Bản, vào năm 1946, phụ nữ đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hạ viện đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai, và kết quả là 39 nữ nghị sĩ đã trúng cử. Con số này chỉ chiếm vỏn vẹn 8.4% tổng số hạ nghĩ sĩ nhưng đã mang tới niềm hi vọng cho rất nhiều phụ nữ rằng nước Nhật sẽ thay đổi. 75 năm đã trôi qua kể từ ngày lịch sử ấy, trải qua ba triều đại Chiêu Hòa, Bình Thành, Lệnh Hòa, tỉ lệ nữ nghị sĩ tại Hạ Viện hầu như không có quá nhiều thay đổi, hiện ở mức 9.9%. Dù số lượng nữ nghị sĩ đã tăng lên, nhưng chỉ dừng lại mức xấp xỉ 1/10 trên tổng số. Điều gì đang là trở ngại ngăn chặn sự đóng góp của các lãnh đạo nữ giới?

Continue reading →

Phiên Chōshū, vùng đất nắm giữ 30% thời gian tại nhiệm của các thủ tướng Nhật Bản. Tầm ảnh hưởng của Yoshida Shōin

19/11/2019

Thủ tướng Abe Shinzo tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2019, đã vượt qua cố thủ tướng Katsura Tarō, trở thành người có thời gian đảm nhận chức vụ thủ tướng dài nhất trong lịch sử, cùng với cố thủ tướng Satō Eisaku và cố thủ tướng Itō Hirobumi, là bốn người đứng đầu về thời gian tại chức. Trùng hợp thay, cả bốn đều xuất thân từ tỉnh Yamaguchi.

Continue reading →

Nhón chân vào thế giới washoku (2): Trường phái ẩm thực Phật Giáo Shōjin Ryōri

Phật Giáo du nhập vào Nhật Bản rất sớm, từ thế kỷ thứ 6 và phát triển tương đối mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều tông phái khác nhau. Cùng với giáo lý nhà Phật, thức ăn cho các bậc tu hành cũng sớm phát triển, cho đến khoảng thế kỷ thứ 13 thì trong giới tăng lữ Nhật Bản bắt đầu phổ biến trường phái shōjin ryōri, được cho là nhờ nhà sư Dōgen, người khai sáng Tào Động tông (曹洞 – sōtō, một Thiền tông của Nhật Bản).

Vậy shōjin ryōri là gì? Có khác biệt gì so với những trường phái ăn chay khác? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trường phái này dưới góc nhìn của Thiền tông nhé!

Continue reading →

Cải cách để ổn định xã hội của Toyotomi Hideyoshi, người hoàn thành đại nghiệp thống nhất nước Nhật.

Tác giả: Kawai Atsushi

Tiếp nối câu chuyện lần trước về Oda Nobunaga, lần này tôi muốn hướng lăng kính của mình tới Toyotomi Hideyoshi. Hideyoshi, người tiếp bước sự nghiệp còn dang dở của chủ nhân cũ của mình Oda Nobunaga, hoàn thành việc thống nhất Nhật Bản, đã tiến hành thống nhất đơn vị đo lường trên toàn quốc, sau đó cử những viên chức của chính quyền đến khắp các vùng trên cả nước để tính toán lại sản lượng gạo của từng nơi, từ đó ổn định hóa việc trưng thu thuế. Ngoài ra Hideyoshi còn thực hiện nhiều cải cách để biến xã hội loạn lạc thời chiến quốc thành một xã hội trật tự, như phân chia rõ ràng thân phận của tầng lớp võ sĩ và nông dân, hay tịch thu toàn bộ vũ khí của nông dân, buộc họ tập trung vào công việc đồng áng, nhờ đó mà ngăn chặn sự phản loạn.

Continue reading →

Quốc thụ Sugi của Nhật Bản và căn bệnh quốc dân: dị ứng phấn hoa

Nhật Bản vừa qua tiết Lập Xuân sẽ ấm dần lên, hoa mơ hoa mận bắt đầu nở và cây cối đâm chồi nảy lộc. Cảnh đẹp ý vui, ấy thế mà người ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận dân số đáng kể có đôi mắt đỏ hoe đẫm lệ, không ngừng sụt sịt buồn thương, số khác thì nhảy mũi liên tục dưới lớp khẩu trang dày cộm và có khi là cặp kính bao kín mắt như kính chống cát sa mạc.

Những người này tưởng chừng xa lạ với nhau, nhưng ắt hẳn lại có chung mối quan hệ không mấy tốt đẹp với loài cây quốc dân của Nhật Bản: cây sugi, còn gọi là liễu sam hay bách Nhật Bản.

Continue reading →

Tham kiến Shogun tại Edo là nghĩa vụ của các lãnh chúa. Cách biểu thị sự phục tùng thời bình

Sankin-kōtai (chữ Hán là “Tham Cần Giao Đại”, tạm dịch là luân phiên trình diện), là thông lệ được hình thành như thế nào? Nguồn gốc của thông lệ này nằm ở tư tưởng độc đáo trong xã hội của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản với mục đích bày tỏ sự phục tùng trong vai trò bề tôi khi nhận được ơn đức của chủ nhân. Việc quán triệt tư tưởng này trở thành gánh nặng to lớn đối với các phiên của Mạc phủ khi xưa (mà ngày nay được gọi KEN, đơn vị hành chính tương đương với tỉnh).

Continue reading →

Nhón chân vào thế giới washoku (1): Mirin, shoyu và miso – công thức sa-shi-su-se-so

Thật là khó để có thể giới thiệu toàn diện về ẩm thực Nhật Bản, không chỉ vì phong cách ẩm thực khác nhau giữa các miền, hay đặc thù nguyên liệu, mà còn cả cách người Nhật biến ẩm thực thành một loại hình nghệ thuật. Tuy vậy, hãy cùng chúng tôi nhón chân bước vào thế giới washoku – ẩm thực Nhật Bản để tìm hiểu xem có gì khiến cho washoku được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Continue reading →

“100 danh thắng Edo”: Takada no baba

Kichiya là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh lại những khung cảnh trong tranh ukiyo-e. Dưới đây là bài giới thiệu của ông về bức ảnh chụp Takada no baba, một trong bộ tranh ukiyo-e “100 danh thắng Edo”.


Trong bộ tranh ukiyo-e “100 danh thắng Edo” của họa sĩ Utagawa Hiroshige, Takada no baba là bức họa thứ 74. Bức tranh được biết đến trong tác phẩm kịch nổi tiếng “Chushingura”, một biểu tượng của mùa đông trong thi ca, phác họa lại khung cảnh nơi luyện tập cưỡi ngựa bắn cung của các Mạc thần thời Edo.

Continue reading →

Phòng chống “korori”: rửa tay và thông khí là rất quan trọng. Dịch tả lưu hành từ thời Mạc Mạt cho đến thời Minh Trị và phương pháp dự phòng.

Hiện nay, triệt để quản lý vệ sinh dịch tễ và tự giác hạn chế ra ngoài được kêu gọi khắp nơi trên toàn thế giới trong bối cảnh sự lây nhiễm của Virus Corona ngày một lan rộng. Nửa sau thời Edo cho đến thời Minh Trị, dịch tả bùng phát rộng khắp ở Nhật Bản. Xã hội thời kì đó ở trong hoàn cảnh như thế nào, và những phương pháp nào đã được áp dụng để ứng phó với dịch bệnh?

Continue reading →