Học hỏi từ lịch sử kinh tế thời kì Heisei kì 3- Khẩu hiệu “thủ tiêu đảng Dân chủ Tự do”, công cuộc cải tổ cơ cấu và xử lí nợ xấu của thủ tướng Koizumi

Tác giả: Komie Takao, giáo sư đại học Taisho, cố vấn nghiên cứu trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản

Trong bài viết kì này, tôi muốn đề cập đến giai đoạn cải tổ cơ cấu của thủ tướng Koizumi vào nửa đầu những năm 2000. Thủ tướng Koizumi Junichiro, cùng khẩu hiệu mạnh mẽ “thủ tiêu đảng Dân chủ Tự do”, đã tiến hành cải cách với tỉ lệ ủng hộ cao.

Continue reading →

Học hỏi từ lịch sử kinh tế thời kì Heisei kì 2- Khủng hoảng tài chính và tình trạng giảm phát

Tác giả: Komine Takao, giáo sư đại học Taisho, cố vấn nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản

Bài viết lần này chúng ta sẽ nói về thời kì nửa sau của những năm 90. Những di chứng của bong bóng kinh tế như nợ xấu, khủng hoảng tài chính, giảm phát bắt đầu lộ diện nhưng rất nhiều người không hề nhận ra mức độ nghiêm trọng của nó.

Continue reading →

Chuyện ăn vào và thải ra thời Edo

Không thiếu những câu chuyện li kỳ liên quan đến ẩm thực thời Edo, thậm chí cả những chuyện tưởng như chỉ có ở thời hiện đại, ví dụ cuộc thi “ăn 100 bánh mochi”, những món ăn giá trên trời như món ochazuke mất nửa ngày để chế biến. Tất nhiên đi kèm với việc ăn thời xưa, thì bệnh tật đặc biệt là bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống cũng rất phổ biến, đặc biệt là dịch tả và bệnh đậu mùa.

Continue reading →

Học hỏi từ lịch sử kinh tế thời kì Heisei kì 1- Bong bóng kinh tế tan vỡ và sự bắt đầu 20 năm mất mát của Nhật Bản

Tác giả: Komine Takao, giáo sư đại học Taisho, cố vấn nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản

Kể từ đây, qua năm bài viết, tôi muốn chia sẻ với các bạn những suy nghĩ của mình về nền kinh tế thời kì Heisei (giai đoạn từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 4 năm 2019). Qua đó, chúng ta sẽ ít nhiều thấy được những ý nghĩa khi nhìn lại thời kì này.

Đầu tiên, kinh tế Nhật Bản thời kì Heisei đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Rất nhiều những vấn đề trong số đó vẫn còn tồn đọng mà chưa giải quyết được ngay cả khi đã bước sang thời kì Reiwa, như khắc phục tình trạng giảm phát, tài chính, cải cách an sinh xã hội, đối phó với sự suy giảm dân số, tình trạng giảm tỉ lệ sinh ở các địa phương. Những vấn đề của thời kì Heisei cũng chính là những vấn đề mà chúng ta, thế hệ đang sống trong thời điểm hiện tại phải đối mặt.

Continue reading →

Bữa cơm thường nhật theo giai cấp thời Edo

Ở bài trước chúng ta đã biết về bữa cơm hằng ngày thời Showa được đánh giá là lành mạnh nhất. Vậy trước khi Cải cách Minh Trị Duy Tân được tiến hành, người dân Nhật Bản ăn uống như thế nào?

Trái với suy nghĩ thông thường của người nước ngoài rằng người Nhật từ xa xưa đã luôn có sushi, sashimi hay mì ramen trong bữa ăn. Thực tế thì thực phẩm thời cổ đại không phong phú như hiện nay, và sản lượng thấp cũng như thịt cá đắt đỏ khiến những hộ gia đình bình thường nếu được mùa thì mới có cơm trắng ăn với rau củ quả muối.

Trước khi đi sâu hơn vào bữa ăn thời Edo, hãy cùng nhìn lại hệ thống giai tầng của Nhật Bản dưới thời Edo. Cũng như các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản thời Edo cũng thịnh hành việc phân chia làm 4 giai cấp theo thứ tự được kính trọng từ cao đến thấp: sĩ-nông-công-thương.

Continue reading →

Bàn ăn năm 1975 là bàn ăn tuyệt vời nhất của ẩm thực Nhật Bản. Phòng bệnh do thói quen sinh hoạt, hướng tới độ tuổi 100.

Tác giả Tsuduki Tsuyoshi, giáo sư nghiên cứu khoa nông học đại học Tohoku

Các món ăn Nhật Bản thường được biết đến là rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chúng ta thử nhìn lại thói quen ăn uống của chính mình sẽ dễ dàng nhận ra bàn ăn ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với khi chúng ta còn nhỏ. Sự thật là những nguyên liệu được sử dụng trong bữa ăn năm 1975 đem lại lợi ích về sức khỏe và giúp con người sống lâu hơn nếu so với bữa ăn bị Âu hóa thời hiện đại.

Continue reading →

Dạo một vòng các địa điểm ngắm hoa ở Edo qua tranh nishiki-e

Phong tục ngắm hoa (còn gọi là Hanami trong tiếng Nhật) trở nên phổ biến rộng rãi kể từ thời Edo. Shogun đời thứ ba Iemitsu, Shogun đời thứ tám Yoshimune đã cho trồng hoa anh đào tại nhiều địa điểm, biến những nơi này thành nơi thưởng ngoạn và giải trí cho người dân Edo mỗi dịp xuân về. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phong tục ngắm hoa thời bấy giờ đã diễn ra như thế nào thông qua các bức tranh nishiki-e. (Bức tranh đầu bài viết là tranh về lễ hội ngắm hoa tại Chiyoda, của những người phụ nữ sống trong Ōoku, hậu cung thành Edo)

Continue reading →

Yêu hận tình thù giữa Nhật Bản và mèo

Nhật Bản có tình yêu mãnh liệt với mèo. Điều này thể hiện rõ nét trong văn hóa đại chúng Nhật Bản: Hello Kitty. Những quán cà phê mèo. Tai mèo điện tử có thể đeo phản hồi trạng thái cảm xúc của bạn. Hàng loạt truyện tranh về mèo. Điểm đến du lịch nổi tiếng Gotokuji, một ngôi chùa ở phường Setagaya của Tokyo, nơi tự xưng là quê hương ban đầu của mèo gọi khách – Maneki Neko. Ngôi chùa mèo nổi tiếng Nyan Nyan Ji ở Kyoto nơi có một nhà sư mèo thực sự.

Mèo có ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản. Có thể dễ dàng nhận thấy chúng được yêu mến, nhưng Nhật Bản cũng rất sợ mèo. Đất nước này có một lịch sử văn hóa dân gian lâu đời, trong đó truyền tụng những câu chuyện đáng sợ về những con mèo có sức mạnh linh dị, từ những kẻ biến hình (bakeneko) đến những con quỷ ăn xác ghê rợn (kasha).

Continue reading →

Lược sử Nhật Bản (1)


Nhật Bản là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới, lại là một trường hợp hiếm có của thế giới khi có một hoàng gia duy nhất kéo dài xuyên suốt không hề thay đổi, cho dù có thời gian không hề nắm quyền lực.


Lịch sử Nhật Bản có thể chia thành 10 thời kỳ trước khi cải cách Minh Trị (Meiji) diễn ra, đánh dấu sự khởi đầu của nước Nhật hiện đại. Chúng ta cùng điểm qua những nét chính trong lịch sử hàng ngàn năm của đất nước hoa anh đào nhé!

Continue reading →