Izakaya xưa và nay

Izakaya có mặt trong hầu hết mọi danh sách “những điều phải thử ở Nhật”, thậm chí gần đây người Nhật còn hỏi nhau vì sao người nước ngoài lại ưa thích izakaya đến thế? Vậy văn hóa izakaya có gì khác biệt so với các loại hình quán rượu khác trên thế giới?

Continue reading →

Phong cách sống ở những ngôi nhà Nagaya cổ. Suy nghĩ về đời sống sinh hoạt phong phú ở Nagaya

Hiện tại bạn đang sống ở một nơi như thế nào?

Ngày nay có rất nhiều lựa chọn nơi sinh sống, từ nhà riêng, nhà chung cư, nhà tập thể, kí túc xá hay gần đây share house hay room share cũng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó thì việc cách giao thiệp với hàng xóm láng giềng cũng rất đa dạng tùy vào từng gia đình hoặc địa phương. Sự phong phú trong đời sống sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc vào một nơi cư trú tốt. Cho đến nay như các bạn đã thấy trên trang chủ, chúng tôi đã giới thiệu đến mọi người rất nhiều mô hình cư trú như nhà nhỏ, nhà di động, đa dạng cư trú…vv

Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về “nagaya” (được tạo bởi hai chữ Hán “trường” và “ốc”, tạm hiểu là khu nhà dài). Nagaya, mô hình nhà tiêu chuẩn của tầng lớp dân thường thời kì Edo, có ảnh hưởng gì đến cách sinh hoạt và tính cộng đồng của thời hiện đại? Liệu có bí quyết nào chúng ta có thể áp dụng cho cuộc sống ngày này như lối sống tối giản? Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn khả năng tận dung những ngôi nhà Nagaya còn tồn tại đến ngày nay.

Continue reading →

Vài nét về “lập trình viên nổi tiếng nhất Nhật Bản”

Matsumoto Yukihiro, hay thường tự nhận mình là một anh “Matz” (đọc giống matsu) được cho là lập trình viên nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông là cha đẻ của ngôn ngữ lập trình Ruby (đừng nhầm với Ruby on Rails nhé!) Trong một sự kiện, ông chia sẻ rằng tên của ông viết bằng kanji thì có vẻ khá tầm thường, nên ông chọn cách viết tên mình bằng hiragana cho khác biệt. Đồng thời, ông nói chỉ có mẹ ông gọi ông là Yukihiro thôi!

Continue reading →

Phong tục ném đậu ở xứ tuyết vào ngày Setsubun – Tiết Phân, tại sao lại dùng lạc mà không phải đậu nành ?

Ngày 25 tháng 1 năm 2020

Setsubun (tiết phân) năm nay vào ngày mồng 3 tháng 2. Vào ngày này chúng ta vừa ném những hạt đậu vừa nói “may mắn hãy tới đây”. Hạt được sử dụng phổ biến nhất là đậu nành, nhưng các bạn có biết rằng có những địa phương lại dùng củ lạc còn nguyên vỏ để thay thế. Có rất nhiều những địa phương có phong tục như vậy ở vùng Hokkaido, Tohoku và Shinetsu .

Continue reading →

Sơ lược về tranh ukiyo-e (1)

Tình yêu với dòng tranh này nảy nở từ sức sáng tạo không gò bó của những nghệ nhân ukiyo-e, những người đã tạo ra những cách biểu hiện và phong cách khác nhau tùy theo sở thích cá nhân của cả hai tầng lớp thường dân và những người duy mỹ. Thêm vào đó, tranh ukiyo-e được công nhận rộng rãi cũng một phần là nhờ giá trị mỹ thuật rất lớn.

Continue reading →

Cuộc đua vượt qua Tesla, hình thành mạng lưới di chuyển từ con số không. Cuộc cách mạng thứ 4- ZeroCarbon

Chiều tối rời Berlin, sáng hôm sau tỉnh dậy Rome đã ở ngay trước mắt. Chuyến tàu tốc hành xuyên Châu Âu kết nối các thành phố quan trọng từ năm 1957 đến năm 1995, sẽ hoạt động trở lại. Tháng 12 năm 2020, Các hãng đường sắt của bốn nước châu Âu đã thống nhất tạo ra mạng lưới các chuyến tàu đêm kết nối 13 thành phố. Những tuyến dự kiến được khai thông trở lại vào tháng 12 như Vienna – Paris đang bắt đầu được tiến hành một cách tuần tự.

Bối cảnh của sự kiện này bắt nguồn từ phong trào “hãy biết xấu hổ khi đi máy bay” với mục đích khuyến khích từ bỏ việc di chuyển bằng máy bay để giám phát thải carbon ra môi trường. Lượng phát thải của ngành vận tải xếp thứ 2 chỉ sau ngành phát điện và cung cấp nhiệt, chiếm 20% tổng lượng phát thải khí carbon trên toàn thế giới, trong đó lượng phát thải của máy bay tính bình quân trên 1km di chuyển của 1 người gấp 5 lần của tàu hỏa. Người phụ trách lĩnh vực môi trường của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế Michael Gill cho biết về mặt kĩ thuật máy bay vẫn chưa có khả năng vận hành theo hình thức như ô tô chạy điện (EV).

Continue reading →

Lời nói như chiếc lá xanh

Vì sao lại có lá 葉 trong từ ngữ 言葉?

Ngôn ngữ rất thú vị, nếu tìm hiểu sâu về nguồn gốc của các từ, thi thoảng ta sẽ nhận ra người xưa có cách suy nghĩ như thế nào. Lấy từ “language” trong tiếng Anh làm ví dụ, từ này có gốc là từ Pháp cổ “langage” nghĩa là nói, hoặc tộc người, lại có gốc từ “lingua” của tiếng Latin nghĩa là “lưỡi” hoặc “trò chuyện”. Rồi đó, sử dụng “lưỡi” để “trò chuyện” với “người cùng tộc”, thế là thành “ngôn ngữ”.

Ngôn ngữ tượng hình thì lại càng có tầng lớp nghĩa sâu xa hơn. Tiếng Nhật sử dụng kanji tức Hán Tự có nguồn gốc Trung Quốc, mỗi chữ kanji đều gợi hình và ẩn chứa ý nghĩa, khi ghép lại có thể dùng cả một đoạn dài để giải thích ấy chứ. Cho nên là hôm nay mình cũng sẽ thử dùng một đoạn dài để giải thích từ 言葉 nhé!

Continue reading →

Giá đậu tương tăng gấp ba lần chỉ trong hai năm ! Nguyên nhân do đâu?

Giá đậu tương tăng vọt do dạ dày của Trung Quốc

Giá đậu tương ở thị trường tương lai trên sàn giao dịch quốc tế Chicago đã tăng đột biến từ giữa năm 2006 đến giữa năm 2008. 1 bushel đậu tương (khoảng 27Kg) dao động trong khoảng 500 cent, chỉ trong vòng hai năm, đã tăng vượt gấp 3 lần mức tiêu chuẩn, lên tới 1500 cent.

Continue reading →

24 tiết khí: Tiểu Hàn 小寒

Nhật Bản trước đây cũng là một trong nhiều nước phương Đông sử dụng Âm Lịch để tính toán lịch nông nghiệp và hệ thống hóa các mùa. Mặc dù bây giờ Nhật Bản đã chuyển hẳn sang Dương Lịch, nhưng vẫn còn nhiều dấu vết của lịch xưa còn tồn tại, như một nét văn hóa đặc sắc, hay nhiều khi chỉ đơn giản là một cái cớ hay ho cho ngày nghỉ lễ, hoặc có khi chỉ để ăn một món đặc biệt.

Cũng giống như các nước Trung Quốc, Việt Nam… Nhật Bản vẫn còn khái niệm 24 tiết khí. Nếu bạn để ý ở những cuốn lịch xé của Việt Nam, thi thoảng sẽ có chú thích như “tiết Thanh Minh”, “Lập Xuân”, vân vân, chính là tên gọi của các tiết khí trong năm. Các tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15 độ, tượng trưng cho thay đổi giữa các mùa. Mỗi tiết khí kéo dài khoảng 14-16 ngày, mỗi năm lại khác nhau do quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời là hình ê-líp chứ không phải là tròn tuyệt đối.

Mỗi tiết lại chia ra làm 3 hậu (hậu trong khí hậu) nhỏ, kéo dài vài ngày mỗi hậu.


Continue reading →