Không phải rượu sake nào cũng nồng cay

Sake là một thức uống gắn liền với truyền thống của Nhật Bản. Trên thực tế, có những điều nhất định cần nhớ khi thưởng rượu với người dân Nhật Bản. Đầu tiên, một người không bao giờ nên tự rót rượu cho mình. Thứ hai, việc chuẩn bị rượu sake (ướp lạnh hoặc hâm nóng) phụ thuộc vào loại sake đó là gì. Thứ ba, theo truyền thống của Nhật Bản, chủ nhà nên tự động rót rượu cho khách của họ. Thứ tư, có các loại cốc khác nhau nên được sử dụng cho một loại rượu sake nhất định. Thứ năm, càng có nhiều gạo trong nhãn hiệu rượu sake thì giá càng đắt.

Nhưng không phải loại sake nào cũng nồng cay, cũng làm người ta say. Nhật Bản còn có nhiều sản phẩm liên quan đến sake truyền thống, đó là rượu sake ngọt (amazake), rượu nấu ăn (mirin), cũng như các sản phẩm có hương vị sake.

Continue reading →

Đi tìm sự thật về Ninja

Ninja, nhân vật thường xuất hiện trong phim ảnh và hoạt hình, không chỉ được yêu thích rộng rãi ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều kì bí xoay quanh hình tượng này. Nhờ quá trình nghiên cứu những năm gần đây, cuối cùng bức màn bí ẩn, sự thật về Ninja đã được hé lộ.

Continue reading →

Chín điều bạn không biết về Shiba Inu, loài chó bản địa của Nhật Bản

Giống chó Shiba là một trong những thần tượng của internet với khuôn mặt như biết cười, tính cách ngộ nghĩnh đáng yêu và tài chụp ảnh như người mẫu. Giống Shiba Inu có khuôn mặt gần giống cáo, lông vàng đuôi cong. Chữ Shiba trong tiếng Nhật có nghĩa là “nhỏ”. Loài chó bản địa của Nhật Bản này có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước, và hiện tại là một trong những giống phổ biến nhất ở Nhật Bản, ấy vậy mà vẫn được công nhận là quốc bảo đặc biệt. Bài này xin giới thiệu một vài điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về giống chó đáng yêu này.

Continue reading →

Vì đâu Tokugawa Ieyasu chọn vùng đất thôn dã Edo làm căn cứ chính.

Năm 1590, Tokugawa Ieyasu nhận được lệnh chuyển về Kanto từ Toyotomi Hideyoshi, người đứng đầu thiên hạ thời bấy giờ. Tại Kanto lúc này, có hai ứng cử viên cho vị trí căn cứ chính, nơi đáp ứng đầy đủ vai trò của một đô thị là Odawara và Kamakura. Nhưng sự thực là Ieyasu lại lựa chọn Edo. Tại sao Ieyasu lại chọn một vùng đất mà đương thời chỉ toàn những ngôi làng xa xôi cách trở như Edo làm trung tâm cai trị lãnh địa của mình. Bài viết dưới đây là câu trả lời của tác giả Arata Harumasa, được trích và biên soạn lại một phần từ cuốn sách “Quan điểm mới về lịch sử Nhật Bản! Lời đáp chân thực cho những hoài nghi và bí ẩn”.

Continue reading →

Hai bộ phim hoạt hình quốc dân: Sazae-san và Chibi Maruko-chan

Sazae-san và Chibi Maruko-chan là hai bộ phim hoạt hình tiêu biểu, miêu tả cuộc sống của các gia đình Nhật Bản. Cả hai đều là những bộ phim hoạt hình dài tập được phát sóng đều đặn vào chiều tối chủ nhật hàng tuần. Sazae-san thậm chí còn là phim hoạt hình có tổng thời gian phát sóng dài nhất thế giới được ghi nhận bởi tổ chức kỷ lục Guinness.

Continue reading →

Cải cách kỳ thi tuyển sinh đại học địa ngục của Nhật Bản

Bộ giáo dục Nhật Bản đang tiến hành một sứ mệnh nhằm cứu vãn nền kinh tế đất nước – và nỗ lực này cũng có thể đem lại lợi ích sức khỏe tâm lý cho thanh thiếu niên.

Vào giữa tháng 1 hằng năm, khoảng nửa triệu học sinh trung học phổ thông Nhật Bản sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học tiêu chuẩn của đất nước, được gọi là Kỳ thi Trung tâm Quốc gia về Tuyển sinh Đại học. Kỳ thi này chính là đỉnh điểm của nhiều năm chuẩn bị căng thẳng bắt đầu ngay từ khi học mẫu giáo. Các bà mẹ cầu nguyện trong những ngôi đền Thần đạo chuyên phù hộ cho học hành để mong con cái thi đỗ, các em học sinh mua lật đật daruma, nhằm xua đuổi tà ma và ma quỷ, và để mang lại may mắn cho bản thân.

Tất cả đều cần một niềm tin. Phụ huynh, thí sinh đặt cược vào kỳ thi đại học cao đến mức thời điểm cuối mùa đông ở Nhật Bản được nhiều người gọi là “địa ngục thi cử”. Làm tốt bài kiểm tra là chìa khóa để được nhận vào một trường đại học hàng đầu và theo học một trường đại học như vậy là chìa khóa để đảm bảo tương lai của một người. Nếu thi đỗ vào các trường như vậy, việc học hành sẽ dễ thở hơn, và khi tốt nghiệp 4 năm sau đó, sinh viên sẽ có cơ hội rất tốt để tìm được một công việc lương cao tại một tập đoàn hoặc ban ngành chính phủ được xếp hạng hàng đầu.

Continue reading →

Nihonbashi – Trái tim của Tokyo

Có lẽ nơi được ghé thăm nhiều nhất ở Nhật Bản là Tokyo. Là thủ đô của Xứ sở Mặt trời, Tokyo là nơi nổi tiếng nhất cả nước, với các cửa hàng điện tử, trung tâm mua sắm và mọi thứ khác. Tokyo rất rộng lớn, và mỗi khu vực lại có câu chuyện và tính cách riêng. Với đô thị lớn như vậy, người ta có thể tự hỏi trung tâm của tất cả là ở đâu. Câu trả lời cho điều đó không nơi nào khác chính là Nihonbashi.

Continue reading →

Học hỏi từ lịch sử kinh tế thời kì Heisei kì 4- Sự ra đời và thất bại của chính quyền của đảng Dân chủ và ảnh hưởng của Lehman Shock

Tác giả: Komie Takao, giáo sư đại học Taisho, cố vấn nghiên cứu trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản

Bài viết kì này nói về thời kì chuyển giao chính quyền từ đảng Dân chủ Tự do của thủ tướng Koizumi sang chính quyền của đảng Dân chủ (2006-2012). Đây là một giai đoạn chấn động với sự chuyển giao quyền lực trong nước, và trên bình diện quốc tế là sự kiện Lehman Shock.

Continue reading →

Giới thiệu Kampo – nền Đông y của Nhật Bản

Kampo có xuất xứ từ nền y học cổ đại của Trung Quốc, được hệ thống dựa trên nền tảng xem xét phản ứng của con người đối với các can thiệp điều trị. Hình thức y học thực nghiệm này du nhập vào Nhật Bản từ khoảng thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, sau đó phát triển thành một dạng y học độc đáo do thích nghi và biến đổi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và văn hóa Nhật Bản. Trong thế kỷ 17 dưới thời Edo, Kampo trải qua một thời kỳ phát triển lớn mạnh, trở thành dạng Kampo được sử dụng ngày nay. Từ “kampo” (漢方 – Hán phương) được tạo ra để phân biệt với “rampo” (蘭方 – Lan phương) tức y học phương Tây (sở dĩ có tên gọi này do y học phương Tây du nhập vào Nhật Bản qua người Hà Lan). Kampo cũng khác với y học cổ truyền Trung Quốc và Hàn Quốc. Trên thực tế, Kampo là dạng y học cổ truyền độc đáo của Nhật Bản.

Continue reading →