Lược sử Nhật Bản (1)


Nhật Bản là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới, lại là một trường hợp hiếm có của thế giới khi có một hoàng gia duy nhất kéo dài xuyên suốt không hề thay đổi, cho dù có thời gian không hề nắm quyền lực.


Lịch sử Nhật Bản có thể chia thành 10 thời kỳ trước khi cải cách Minh Trị (Meiji) diễn ra, đánh dấu sự khởi đầu của nước Nhật hiện đại. Chúng ta cùng điểm qua những nét chính trong lịch sử hàng ngàn năm của đất nước hoa anh đào nhé!

Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn, có thể sai khác thời gian do tranh cãi giữa các sử gia.
*chú thích: trước công nguyên (TCN)


I. Tiền sử

Thời kỳ Jomon (縄文 – Thằng Văn) – 15000 TCN – 300 TCN

Stone statue, late Jomon period.JPG
Đồ gốm thời Jomon

Đây là tên gọi hàng ngàn năm đầu tiên của nền văn minh xứ Phù Tang, được cho là bắt đầu trong khoảng 15.000 năm trước đến 2.300 năm trước. Có lẽ đây là khoảng thời gian con người bước ra khỏi thời tiền sử và bắt đầu nền nông nghiệp, nên còn được gọi là thời kỳ đồ đá mới. Con người được cho là sống theo kiểu nửa săn bắt hát lượm, nửa định cư.


Sự kiện nổi bật
10.000 TCN: bắt đầu thời kỳ Jomon
500 TCN: bắt đầu gieo trồng lúa

Thời kỳ Yayoi (弥生 – Di Sinh) – 300 TCN – thế kỷ thứ 3

Short about Yayoi culture in Japan (300 BC-250 AD) | Short history website
Mô phỏng đời sống thời kỳ Yayoi. Nguồn: Short History


Tên gọi Yayoi bắt nguồn từ tên một khu vực ở Tokyo nơi tìm thấy dấu tích của thời đại này.
Thời kỳ này dân số tăng nhanh, con người bắt đầu định canh định cư, canh tác lúa nước, hình thành làng mạc. Phong cách đồ gốm thời kỳ này cũng có nhiều phát triển. Đồng thời, các bộ tộc cũng có nhiều giao tranh hơn.
Khảo cổ học và nhân chủng học chỉ ra có thể có người Trung Quốc hoặc Triều Tiên di cư đến Nhật Bản và pha trộn với người Jomon bản địa.


Sự kiện nổi bật
Khoảng thế kỷ thứ 1: giao tranh giữa các bộ tộc diễn ra khốc liệt
Năm 239: Himiko, nữ vương cai trị nhà nước sơ khai (Yamatai) gửi sứ giả đến nhà Ngụy của Trung Quốc.

II. Cổ đại

Thời kỳ Kofun (古墳 – Cổ Phần) – thế kỷ thứ 3 – năm 538

Kofun - Wikipedia
Cổ mộ tại tỉnh Osaka


Tên gọi này có nghĩa là “mộ cổ”, do thời kỳ này xuất hiện nhiều khu mộ lớn có hình lỗ khóa.
Đây là thời kỳ giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự lớn mạnh của các gia tộc ở Nhật Bản. Hoàng tộc Yamato bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ này.


Sự kiện nổi bật
Khoảng 450: Cổ mộ Daisen Kofun được xây dựng
538: Phật Giáo bắt đầu được lưu truyền ở Nhật Bản

Thời kỳ Asuka (飛鳥 – Phi Điểu) – 538 – 710

Prince Shotoku.jpg
Tranh về hoàng tử Shotoku (giữa), bảo vật chùa Horyu-ji


Đây là một thời kỳ chứng kiến nhiều chuyển biến về mặt văn hóa, chính trị, xã hội, chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật. Chính thể Yamato (hoàng tộc) thành lập nhà nước và phát triển hệ thống chính trị, hành chính tương đối hoàn chỉnh. Ngoại giao với Trung Quốc cũng được thiết lập. Phật giáo và Đạo giáo cũng phát triển trong thời kỳ này.
Tên quốc gia được đổi từ Oa quốc sang Nhật Bản quốc.


Sự kiện nổi bật
587: Soga đánh bại Mononobe
592: Soga no Umako ám sát Thiên hoàng Sushun
593: Hoàng tử Shotoku (Thánh Đức) nhiếp chính
604: Ban hành hiến pháp 17 điều
607: Mở sứ quán tại nhà Tùy
630: Mở sứ quán tại nhà Đường
645: Cải cách Taika
663: Trận chiến Baekgang (Bạch Giang)
667: Dời đô đến Omi Otsunomiya (nay ở tỉnh Shiga)
672: Cuộc chiến Jinshin (Nhâm Thân)
694: Dời đô đến Fujiwarakyo (nay ở tỉnh Nara)


Các đại nhân vật thời kỳ này: Hoàng tử Shotoku, gia tộc Soga, hoàng tử Naka no Oe, Nakatomi no Kamatari

Thời kỳ Nara (奈良 – Nại Lương) – 710 – 794

Nara period - Wikipedia
Đại Phật chùa Todai-ji


Tuy rất ngắn nhưng thời kỳ Nara chứng kiến nhiều cuộc chiến, cùng lúc đó là sự phát triển thịnh vượng của đạo Phật trong bối cảnh người dân lầm than vì chiến tranh, đói nghèo, thiên tai,…


Sự kiện nổi bật
710: Dời đô đến Heijikyo (nay ở tỉnh Nara)
712: Hoàn thành Kojiki (Cổ sự ký) là biên niên sử cổ nhất được biết đến của Nhật Bản
720: Hoàn thành Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ) là bộ sách sử cổ thứ 2 của Nhật Bản
752: Hoàn thành tượng Đại Phật ở Todaiji (Đông Đại Tự)
753: Nhà sư Giám Chân từ Trung Quốc đến Nhật Bản, sáng lập Luật tông
784: Dời đô đến Nagaokakyo (nay ở tỉnh Kyoto)

Thời kỳ Heian (平安 – Bình An) – 794 – 1185

Japan's Love-Hate Relationship With Cats | Arts & Culture | Smithsonian  Magazine
Hoàng cung Heian


Một trong những thời kỳ đáng chú ý nhất trong lịch sử Nhật Bản, khi thơ ca nghệ thuật có những phát triển vượt bậc, cùng sự thăng hoa của tầng lớp võ sĩ samurai. Gia tộc Fujiwara và Nhật Hoàng tranh giành quyền lực.
Vào thời kỳ này, đạo Khổng và đạo Phật cũng cực kỳ thịnh vượng ở Nhật Bản.


Sự kiện nổi bật:
794: Dời đô đến Heiankyo (nay ở tỉnh Kyoto)
806: Thiên Thai tông và Chân Ngôn tông được thành lập
858: Gia tộc Fujiwara bành trướng thế lực
894: Đóng sứ quán tại nhà Đường
901: Sugawara no Michizane bị đày đến Dazaifu
935: Taira no Masakado nổi dậy
939: Fujiwara no Sumimoto tạo phản
Khoảng 1000: “Truyện kể Genji” và “Sách gối đầu” và được hoàn thành
1068: Thiên hoàng lật đổ gia tộc Fujiwara


Sau đó là một loạt cuộc chiến như tạo phản Hogen (1152), tạo phản Heiji (1159) và đỉnh điểm là cuộc nội chiến Genpei (1180-1185) khi nhà Minamoto đánh bại nhà Taira và lên nắm quyền, đánh dấu thời kỳ shogun cầm quyền và hoàng tộc trở thành bù nhìn.


Các đại nhân vật thời kỳ này: Abe no Seimei, Murasaki Shikibu, Sei Shonagon, gia tộc Taira, gia tộc Fujiwara, gia tộc Minamoto


Discover more from Những nẻo đường Phù Tang

Subscribe to get the latest posts sent to your email.

Leave a Reply