Đến hẹn lại lên, xuân về hoa nở cũng là lúc cái tên quốc thụ sugi của Nhật Bản bị người dân réo gọi trong nước mắt, nước mũi và rất nhiều tâm tư tình cảm không hề tích cực khác. Trong bài trước chúng ta đã biết vì sao cây thiêng sugi lại trở thành đầu sỏ cho căn bệnh quốc dân 花粉症 (dị ứng phấn hoa tuyết tùng). Bài lần này sẽ giới thiệu một phương pháp điều trị đang được tiến hành nghiên cứu, với nguyên liệu chính là “gạo”.
Continue reading →Thời Edo người ta làm thế nào để học tiếng Anh?
Cuối thời Edo, kể từ sau sự kiện hạm đội hắc thuyền của đô đốc Perry tiến vào Nhật Bản, việc đòi hỏi sử dụng tiếng Anh trong công tác ngoại giao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cho đến trước đó, người Nhật học hỏi những kiến thức khoa học, văn hóa, chính trị của người nước ngoài chủ yếu bằng tiếng Hà Lan, nên không có nhiều người biết tiếng Anh.
Giữa tình hình đất nước chuyển đổi từ chính sách tỏa quốc sang mở cửa, con người thời Edo đã học tiếng Anh bằng cách nào? Những nỗ lực của các học giả Lan học (Rangaku) và John Manjiro đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình này.
Continue reading →Huy chương đầu tiên của Nhật Bản là ở bộ môn nào? Những điều có thể bạn chưa biết về Olympic và Paralympic
Tokyo Olympic, kì thế vận hội diễn ra trong bối cảnh thế giới đang nghiêng ngả giữa đại dịch COVID- 19. Những kì đại hội trong quá khứ cũng gắn với rất nhiều kí ức khó phai. Nhân dịp này, chúng tôi đã đặt ra thử thách cho 1000 người với những câu hỏi về thế vận hội mùa hè bao gồm cả Paralympic, và sau đây là bảng xếp hạng các câu hỏi dựa theo độ khó (được tính bằng phần trăm số người trả lời đúng).
Continue reading →Phương pháp Kakeibo
Phương pháp Kakeibo không chỉ là một cách quản lý chi tiêu, mà còn là một triết lý được người Nhật xây dựng dựa trên chánh niệm trong chi tiêu và tiết kiệm. Xuất phát là một từ tiếng Nhật mang nghĩa “sổ tài chính gia đình”, Kakeibo trở thành một phương pháp hữu hiệu có thể giúp bạn tiết kiệm tới 35% chi phí hàng tháng với chỉ một cuốn sổ và một cây bút.
Continue reading →Animal Crossing là cuốn sách giáo khoa tốt nhất để học hỏi về cơ chế của tiền tệ
Ngày 7 tháng 6 năm 2020
Animal Crossing, trò chơi dành cho Nintendo Switch, đang ngày một gia tăng doanh số bán hàng. Theo báo cáo tài chính được công bố vào tháng 5 của Nintendo, chỉ trong vòng 6 tuần kể từ ngày phát hành, Animal Crossing đã bán được 13 triệu 410 nghìn bản. Đây là kỉ lục về khởi đầu thành công nhất trong các trò chơi được viết cho hệ máy Nintendo Switch.
Do ảnh hưởng của virus Corona, tình trạng hạn chế đi lại lan rộng ra khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, Animal Crossing, trò chơi tạo ra cảm giác giúp người chơi tận hưởng cuộc sống chậm, thư giãn trên một hòn đảo yên tĩnh, bao phủ bởi thiên nhiên, đã trở thành động lực cho rất nhiều người trong những ngày phải giam mình ở nhà. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đem tới sự khởi đầu tuyệt vời cho doanh số bán hàng.
Nhưng tôi muốn đề cập đến một mặt khác của trò chơi trong bài viết lần này. Đó là sự tái hiện một cách tinh tế sự chuyển động của xã hội bên trong game xoay quanh vấn đề “tiền tệ”, tương tự như những gì đã xảy ra với xã hội trong thế giới thực. Có thế nói Animal Crossing đã vượt lên trên giới hạn của một trò chơi thông thường, trở thành một tài liệu có ý nghĩa cho việc giáo dục tài chính.
Continue reading →Câu hỏi của Soichiro cho cuộc khởi nghiệp lần thứ hai của Honda, loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong
Honda tuyên bố loại bỏ động cơ đốt trong. Đến năm 2040, toàn bộ các dòng xe mới của hãng sẽ chuyển thành xe điện không sử dụng động cơ đốt trong (EV), hoặc xe chạy bằng pin nhiêu liệu (FCV). Việc ngừng sử dụng động cơ đốt trong, công nghệ đóng vai trò khai sinh ra Honda, sẽ là một thử thách to lớn, trong bối cảnh những nỗ lực để thoát khỏi tình trạng đình trệ của hãng trong nhiều năm gần đây chưa đạt được hiệu quả như kì vọng.
Tuyên bố loại bỏ động cơ đốt trong vào năm 2040 là phép tính ngược từ mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy số liệu có thể khác nhau tùy vào quốc gia, nhưng thời gian sở hữu xe hơi trung bình vào khoảng 10 năm. Chính vì thế, đến năm 2040, việc chuyển hoàn toàn sang sản xuất EV và FCV, những loại xe không phát thải carbon, là việc bắt buộc.
Continue reading →Lí do Saigo Takamori và Okubo Toshimichi, hai người bạn thân thiết trong bộ ba Duy Tân Tam Kiệt, ngoảnh mặt lại với nhau là gì?
Bộ phim truyền hình lịch sử dài tập năm 2018 của đài NHK, “Segodon”, nói về cuộc đời của một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân, Saigo Takamori. Khi sự kiện “chính biến Minh Trị năm thứ sáu” xảy ra, Saigo Takamori đã đoạn tuyệt với một trong những người bạn, người đồng chí thân thiết nhất của mình, Okubo Toshimichi, để rồi sau này dẫn đến xung đột trong cuộc chiến tranh Tây Nam giữa phiên Satsuma và quân đội của chính phủ. Nguyên nhân của mọi chuyện được cho là bắt nguồn từ những tranh cãi xung quanh vấn đề “Chinh Hàn luận”. Nhưng giả thuyết này còn có nhiều điểm không thể lí giải được. Rút cục Saigo đã có suy nghĩ như thế nào khi quyết ý từ bỏ mọi chức vụ trong chính phủ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu dựa trên những ghi chép trong cuốn sách “Mạc Mạt, Duy Tân, 100 năm song hành của lịch sử Nhật Bản và thế giới, cuốn sách giúp cho việc thưởng thức phim truyền hình lịch sử còn thú vị hơn nữa” của tác giả Yamamoto Hirofumi, được xuất bản bởi đài NHK.
Continue reading →Tòa thành ăn được ?!!
Đối với các võ sĩ thời Sengoku, thực vật không chỉ đơn thuần là thứ để thưởng lãm, mà còn có vai trò là lương thực, dược liệu, vật liệu gỗ, và đôi khi là cả vũ khí nữa. Một ví dụ tiêu biểu là cây thông (tiếng Nhật là Matsu) thường được trồng trong các tòa thành ở Nhật, để làm đẹp phong cảnh. Nhưng Matsu không được trồng chỉ để trang trí, mà còn có nhiều ứng dựng thực tiễn rất xuất sắc. Bài viết lần này là câu chuyện của nhà thực vật học Inagaki Hidehiro, tác giả cuốn sách “Tại sao gia huy của nhà Tokugawa lại là thục quỳ ba lá”, kể về cách các võ sĩ đã khéo léo sử dụng thực vật như thế nào vào thời chiến quốc.
Continue reading →So sánh chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và Nhật Bản
Giai đoạn từ năm 1750 đến năm 1914 là giai đoạn quan trọng trong lịch sử thế giới, và đặc biệt là ở Đông Á. Trung Quốc từ lâu đã trở thành siêu cường duy nhất trong khu vực, với nhận thức là “Trung Hoa” – vương quốc trung tâm của thế giới. Nhật Bản, được bao phủ bởi những vùng biển đầy bão tố, luôn tách biệt với các nước láng giềng châu Á và đã phát triển một nền văn hóa độc đáo và hướng nội.
Tuy nhiên, bắt đầu từ thế kỷ 18, cả nhà Thanh Trung Quốc và Mạc phủ Tokugawa Nhật Bản đều phải đối mặt với một mối đe dọa mới: sự bành trướng của các đế quốc châu Âu và sau đó là Hoa Kỳ. Cả hai quốc gia châu Á đều phản ứng bằng chủ nghĩa dân tộc ngày càng dâng cao, nhưng các phiên bản chủ nghĩa dân tộc của họ có những trọng tâm và kết quả khác nhau.
Chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản là chủ nghĩa hiếu chiến và bành trướng, cho phép bản thân Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc với tốc độ đáng kinh ngạc. Ngược lại, chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc lại mang tính phản động và vô tổ chức, khiến đất nước rơi vào hỗn loạn và bị kiểm soát bởi các thế lực ngoại bang cho đến năm 1949.
Continue reading →Bí ẩn lớn nhất thời Sengoku! Tại sao Toyotomi Hideyoshi lại xâm lược Triều Tiên?
Bộ phim truyền hình dài tập “Kirin ga kuru” của đài NHK một lần nữa thu hút sự quan tâm của khán giả tới lịch sử Nhật Bản thời chiến quốc. Sau cái chết của Oda Nobunaga dưới tay Akechi Mitsuhide tại chùa Honnoji, thiên hạ cuối cùng đã rơi vào tay Toyotomi Hideyoshi. Hideyoshi không chỉ dừng lại ở việc thống nhất nước Nhật, mà còn đem quân đến bán đảo Triều Tiên. Rút cục vì sao ông lại đưa ra quyết định như vậy? Trong bài viết lần này tác giả Hongo Kazuto sẽ đưa ra câu trả lời được trích và biên soạn lại một phần từ cuốn sách “Nhật Bản của những thất bại”.
Continue reading →